Vắc xin sởi đã cứu sống khoảng 17,1 triệu người trong 15 năm qua.
Trên toàn thế giới, số trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi đã giảm 79% từ 546.800 người năm 2000xuống còn 114.900 trong năm 2014. Theo các số liệu mới công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhờ tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi tăng hàng năm kể từ đầu thế kỷ đến nay, ước tính đã có 17,1 triệu người được cứu sống khỏi bệnh sởi. Tiêm vắc xin sởi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu thiên niên kỷvề giảm tỷ lệ tử vong trẻ em.
Tuy nhiên, theo các dữ liệu mới được công bốcủa Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) và WHO cho thấy sự gia tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi trên toàn cầu gần đây đã đã có xu hướng chững lại. Trong khi tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 của vắc-xin sởi trên toàn cầu tăng từ 72% đến 85% từ năm 2000 đến 2010, thì trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ này dường như không thay đổi.
"Chúng ta không thể mất cảnh giác" Tiến sỹ Jean-Marie Okwo-Bele, Giám đốc Chương trình Tiêm chủng, vắc xin và sinh phẩm y tế của WHO: "Nếu trẻ em bỏ lỡ lịch tiêm chủng thường xuyên và các chiến dịch tiêm chủng bổ sung của quốc gia, chúng ta sẽ không thể thu hẹp được khoảng cách tiêm chủng"
Nếu tiếp tục xu hướng của tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi và tỷ lệmắc sởi như hiện nay thìmục tiêu loại trừ sởi trên phạm vi toàn cầu được các quốc gia thành viên thiết lập sẽ không hoàn thành đúng thời hạn.
Mặc dù tất cả các nước đều triển khai tiêm ít nhất 1 liều vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng thường xuyên, nhưng chỉ có 122 quốc gia (63%) đáp đạt tỷ lệ trên 90% trẻ em được tiêm chủng vắc xin sởi mũi 1. Ngoài ra, chỉ có một nửa số trẻ em trên thế giới được nhận liều thứ 2theo khuyến cáo của WHO.
Thành công của các chiến dịch tiêm chủng
Trong năm 2014, với sự hỗ trợ củaLiên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Sáng kiến phòng bệnh sởi và rubella, đã có khoảng 221 triệu trẻ em được tiêm vắc xin sởi-rubella trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung. Ngay sau chiến dịch,29 quốc gia đãđưa vắc xin sởi-rubella vào tiêm chủng thường xuyên, giúp làm giảm mạnh tỷ lệ mắc bệnh sởi ở 4 trong 6 khu vực của WHO so với những năm trước.
Trong khu vực châu Phi, sốmắc sởi giảm từ 171.000 năm 2013 xuống 74.000 vào năm 2014, đây có thể do hiệu quả của các chiến dịch tiêm vắc xin tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Nigeria. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Địa Trung Hải, châu Âu và các khu vực Đông Nam Á cũng cho biết tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm vào năm 2014.
Chiến dịch tiêm chủng bổ sung quy mô lớn tại một số quốc gia năm 2014:
· Bangladesh - hơn 53,6 triệu trẻ em được tiêm phòng
· Cộng hòa Congo - hơn 18,5 triệu trẻ em được tiêm phòng
· Pakistan - hơn 25 triệu trẻ em được tiêm phòng
· Cộng hòa Tanzania - hơn 20,5 triệu trẻ em được tiêm phòng
· Yemen - hơn 11,3 triệu trẻ em được tiêm phòng
· Việt Nam - hơn 19,7 trẻ em được tiêm phòng
"Năm ngoái, Tổ chức Sáng kiến phòng bệnh sởi và rubella đã hỗ trợ các chiến dịch cho 29 quốc gia có nguy cơ cao để ngăn chặn bệnh sởi, kể cả ở Liberia, nơi bùng phát dịch nghiêm trọng xảy ra sau dịch Ebola. Tuy nhiên, GAVI hỗ trợ nhiều nhất cho các chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi ở các nước lớn như Congo và Pakistan, đồng thời giới thiệu vắc-xin sởi-rubella thông qua việc tăng cường các chiến dịch cho trẻ em dưới 15 tuổi để kiểm soát bệnh và loại trừ sởi ở những nước này", tiến sĩ Robert Linkins, người đứng đầu của Trung tâm kiểm soát và giám sát dịch bệnh thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ nói.
"Mặc dù vậy, trên toàn cầu vẫn có hơn 100.000 trẻ em có thể được cứu sống khỏi bệnh sởi so với năm trước. Đó là một bi kịch mà có thể dễ dàng ngăn chặn nếu chúng ta tăng cường nỗ lực giám sát sởi và tiêm phòngngừa căn bệnh này" - TS Linkins kết luận.
Dịch sởi vẫn là một vấn đề
Bệnh sởi bùng phát khi còn những khoảng trống trong chương trình tiêm chủng, tiếp tục là một thách thức lớnđể đạt được các mục tiêu toàn cầu. Tại Châu Mỹ và khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc sởi trong năm 2014, chủ yếu là do sự bùng phát lớn ở Trung Quốc, Philippines, và Việt Nam. Trong các khu vực khác, mặc dù tổng số trường hợp mắc giảm, một số quốc gia vẫn có dịch lớn, bao gồm Angola, Ethiopia, Ấn Độ, Nga và Somalia.
Đẩy nhanh tiến độ
Bệnh sởi có tính lây truyền rất cao và mạnh mẽ, cần nỗ lực kiểm soát bền vững mức độ hiện tại của dịch bệnh. Cùng với những thay đổi trong chính sách và thực tiễn ở các quốc gia, tiêm chủng và giám sát bệnh cần được tài trợ, duy trì và củng cố.
"Mặc dù các trường hợp tử vong do bệnh sởi đã giảm, tuy nhiên sởi vẫn tiếp tục tác động khủng khiếp tới cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới", tiến sĩ Seth Berkley, Giám đốc điều hành của GAVI cho biết. "Một cách tiếp cận phối hợp, đặt tiêm chủng là vấn đề cốt lõi trung tâm nhằm kiểm soát và đảm bảo tiếp tục giảm tỷ lệ tử vong do bệnhsởi gây nên "
Nguồn WHO